Là một trader Crypto, không một ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của khâu phân tích kỹ thuật trade coin. Trên một thị trường điện tử liên tục biến động, trader thường chọn cách thức đầu tư lướt sóng thay vì đầu tư trong dài hạn ( Hold Coin ). Nhà đầu tư muốn thu về lợi nhuận nhanh khi trade coin trong ngắn hạn mấu chốt chính là nắm bắt hướng dịch chuyển giá của thị trường. Để làm tốt điều này thì ngoài việc cập nhật tin tức thị trường mới nhất, nhà đầu tư còn phải dựa vào phân tích kỹ thuật.
Phân tích kỹ thuật trade coin là gì ?
Phân tích kỹ thuật trade coin hiểu đơn giản là quá trình xem xét, phân tích các điều kiện thị trường hiện tại để dự đoán biến động tương lai. Nó tập trung vào việc sử dụng biểu đồ giá để xác định xu hướng, hỗ trợ và kháng cự, và động lực để giúp các nhà giao dịch quyết định giao dịch với xác suất chiến thắng cao hơn.
Phân tích kỹ thuật trong trade coin hoạt động dựa trên tiền đề rằng giá sẽ vận động theo xu hướng, và những chuyển động này thường đi theo mô hình được thiết lập một cách tương đối do tâm lý của thị trường. Nghĩa là dựa trên niềm tin rằng, tâm lý các nhà giao dịch sẽ phản ứng tương tự nhau mỗi khi bắt gặp một tình huống tương tự.
Lý thuyết Dow là gì ?
Lý thuyết Dow được biết đến như là cơ sở đầu tiên của các nghiên cứu kỹ thuật của thị trường. Đối tượng nghiên cứu và cơ sở xây dựng lý thuyết Dow chính là những biến động của bản thân thị trường.
Thị trường luôn tồn tại 3 xu thế: xu thế chính C1, xu thế ngươc nó C2 và xen kẽ là xu thế nhỏ không biến động nhiều kéo dài theo thời gian ngắn (Nếu xu thế nhỏ kéo dài thì nó thành C2). Nó làm lên thị trường Bò-Gấu (Bull Market và Bear Market) và thị trường đi ngang (Sideway Market). Là trader, bạn phải nhận thức đươc đâu là xu thế chính C1 của thị trường để giao dịch theo nó.
Xu thế C1 và C2 thay đổi cho nhau khi các điểm phá vỡ (Breakout) được xác nhận. Ứng dụng của điều này là phương pháp giao dịch Breakout cực kỳ hiệu quả dành cho những Trader biết chờ đợi!
Đường xu hướng là gì ?
Trong thị trường tài chính, đường xu hướng là các đường chéo được vẽ trên biểu đồ. Chúng kết nối các điểm dữ liệu cụ thể, giúp các nhà đồ thị học và người giao dịch dễ dàng hình dung các biến động giá cả và xác định xu hướng thị trường.
Có 3 loại xu hướng :
- Xu hướng tăng
- Xu hướng giảm
- Xu hướng đi ngang
Đường xu hướng là đường nối giữa các đỉnh hoặc các đáy. Một đường xu hướng tốt sẽ đi qua nhiều hơn 2 đỉnh hoặc 2 đáy.
Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trade coin
Để phân tích kỹ thuật trong trade coin, trader sẽ cần tựa vào hệ thống mô hình trên biểu đồ giá như mô hình tam giác, mô hình chữ nhật,.. Chúng đặc biệt hữu ích điện nhà đầu tư nhận diện xu hướng.
Mô hình vai đầu vai
Mô hình vai đầu vai rất hay xuất trong thời kỳ cuối của một xu hướng. Nó được xem như tín hiệu cho biết sắp diễn ra một cuộc đảo chiều.
Giả dụ: Trước một xu hướng giảm nếu như xuất hiện một mô hình vai đầu ngược có nghĩa sau khi đảo chiều xu hướng tăng sẽ thế chỗ. Ngược lại trước một xu hướng tăng, xuất hiện một mô hình vai đầu vai thuận có khả năng bước xuống hướng giảm sẽ thay thế.
Mô hình vai đầu vai thuận
Trong mô hình này, các pha thời gian hình như phải tương đồng nhau. Khi đó, khoảng thời gian hình thành phía bên trái và bên phải cần xấp xỉ nhau. Thực tế rất khổ để chúng bằng nhau 100% nhưng độ chênh lệch không quá lớn. Khi mức độ chênh lệch càng lớn, tính chính xác của mô hình lại càng thấp
Ở mô hình vai đầu vai thuận luôn có một đường Neckline đó. Đường Neckline giữ vai trò như một vùng hỗ trợ trước khi mô hình chính thức hình thành. Tại đây cùng hỗ trợ tương đối bền vững bởi nó đều giao với 2 đáy. Khi vụ hỗ trợ bị phá vỡ thế kéo theo giá breakout là tín hiệu cho biết giá bắt đầu đảo chiều đi xuống, xu hướng giảm gần chỗ cho xu hướng tăng mạnh trước đó.
Mô hình vai đầu vai ngược
Với mô hình vai đầu vai ngược, các pha thời gian cũng cần phải xấp xỉ nhau. Đường Neckline lúc này đóng vai trò như vùng kháng cự tương đối vững vàng bởi nó cùng đi qua 2 đỉnh. Khi đó, trader cần chờ đợi để hắn tự bị phá vỡ, giá chính thức breakout ra khỏi khu vực trước đó. Kết quả, vùng kháng cự lại biến thành vùng hỗ trợ
Phân tích kỹ thuật qua mô hình tam giác
Mô hình tam giác rất thường gặp trong phân tích trade coin. Theo diễn biến thị trường, nhà đầu tư có thể áp dụng mô hình tam giác tăng, tam giác giảm và tam giác cân.
Mô hình tam giác tăng
Trong mô hình tam giác tăng, góc vuông luôn nằm phía trên, kéo theo đỉnh giá gần như dịch chuyển sang ngang. Song song với đó, phần đáy lại càng tăng lên. Ở thời điểm này, đặt lệnh mua sẽ là lý tưởng nhất. Lực bán lúc này không đủ sức để kéo giá giảm xuống.
Mô hình tam giác giảm
Mô hình này ngược với mô hình tam giác tăng. Trong đó, góc vuông luôn nằm phía dưới. Phần đáy giá gần như sang ngang, đỉnh giá càng lúc lại càng đi xuống. Đây là tín hiệu phản ánh bên mua không đủ mạnh để áp đảo bên bán, giá càng lúc lại càng giảm. Nếu giá chưa Breakout, mô hình này vẫn chưa bị phá vỡ.
Mô hình tam giác cân
Trong mô hình tam giác cân, đỉnh giá sẽ thấp dần, trong đó đáy giá lại tăng dần. Đặc điểm của mô hình phản ánh lực mua và bán khá ngang bằng nhau, không bên nào đủ sức áp đảo bên nào. Sự giằng co của 2 bên khiến giá dịch chuyển sang ngang.
Phân tích kỹ thuật qua mô hình chữ nhật
Với mô hình chữ nhật, nhà đầu tư có thể áp dụng kiểu mô hình chữ nhật tăng giá hoặc giảm giá. Hai đường thẳng song song sẽ tương ứng với đường kháng cự và hỗ trợ
Khi áp dụng mô hình này, bạn phải chờ đến khi giá breakout. Nếu giá breakout thêm một đoạn tối thiểu bằng với chiều cao của hình chữ nhật thì đây chính là khoảng giá tối thiểu. Khoảng giá này thường có xu hướng tiến xa hơn.
Mô hình cây cờ
Mô hình cây cờ (mô hình lá cờ) tăng và giảm rất hay được nhà đầu tư sử dụng khi phân tích kỹ thuật trade coin.
Mô hình cờ tăng
Khi phân tích giá cả theo mô hình cờ tăng, trader dễ nhận ra xu hướng tăng mạnh sau một giai đoạn giá chỉ dịch chuyển sang ngang. Xu hướng dịch chuyển giá như vậy đã hình thành lá cờ hình chữ nhật trên biểu giá. Đường xu hướng giảm (thời điểm các nhà đầu tư tập trung vào chốt lời). Khi giá breakout theo hướng đi lên, giá dịch chuyển lên một đoạn bằng chiều dài thân cờ.
Mô hình cờ giảm
Trong mô hình cờ giảm, bạn dễ nhận thấy trước đó là một xu hướng giảm mạnh dẫn đến sự hình thành của mô hình cờ giảm hình chữ nhật. Hai đường xu hướng tăng giảm được thể hiện rõ nét trong mô hình này. Trong trường hợp giá breakout, lập tức lá cờ sẽ đi xuống đồng thời giá cần giảm xuống một đoạn bằng với chiều dài thân cờ.
Mô hình cốc tay cầm
Thực tế, không dễ để nhà phân tích có thể nhận biết mô hình cốc tay cầm. Muốn xác định mô hình này, bạn cần kết hợp với một số công cụ chỉ bảo như Fibonacci. Mức giá mục tiêu khi breakout khỏi vùng của tay cầm thường bằng với chiều dài của cây cuốc.
Mô hình cái nêm
Nếu dựa vào hình dạng, mô hình cái nêm sẽ gần tương tự như mô hình tam giác. Thế nhưng ở mô hình cái nêm, 2 cạnh thường đồng thời hướng lên trên hoặc xuống dưới.
Mô hình cái nêm tăng
Theo như hình minh họa dễ dàng cả 2 cạnh trong mô hình đang đồng thời hướng lên trên. Điều này phản ánh bên mua đang áp đảo hơn so với bên bán
Giá có xu hướng tăng nhưng không quá mạnh, giá vẫn chưa thể vượt khỏi ngưỡng kháng cự. Tuy nhiên đến khi, bên mua không còn giữ được vị thế áp đảo, giá sẽ breakout theo hướng đi xuống.
Mô hình cái nêm giảm
Ngược lại hoàn toàn với mô hình cái nêm tăng, cả 2 cạnh trong mô hình cái nêm giảm đều hướng xuống dưới. Giống vụ này cho biết bên bán đang chiếm ưu thế hơn bên mua. Mặc dù bên bán đang thắng thế nhưng nếu có một nhóm đầu tư nào đó mạnh hơn tham gia thị trường, bên bán sẽ dần yếu thế không còn duy trì được đà giảm giá.
Mô hình 2 đỉnh 2 đáy
Đây thuộc nhóm mô hình đảo chiều. Nếu nắm bắt tốt thời điểm đảo chiều diễn ra, nhà đầu tư coin sẽ có cơ hội thu về lợi nhuận cực lớn
Mô hình 2 đỉnh
Mô hình 2 đỉnh luôn có 2 đỉnh gần xấp xỉ nhau. Nếu độ chênh lệch giữa 2 đỉnh này quá lớn, mô hình này sẽ không còn đảm bảo tính chính xác. Mức giá mục tiêu thấp nhất có thể đạt sau khi Breakout tương đương với chiều cao của mô hình.
Mô hình 2 đáy
Khi phân tích mô hình 2 đỉnh, nhà đầu tư cần chú ý đến 2 điểm cơ bản sau đây:
- Hai đáy phải xấp xỉ nhau, mức chênh lệch không được quá lớn.
- Giá mục tiêu giống như mô hình 2 đỉnh, mức giá mục tiêu thấp nhất sau khi Breakout cân bằng với chính chiều cao của mô hình.
Mô hình 3 đáy
Gần giống với mô hình 2 đỉnh 2 đáy nhưng ở mô hình 3 đỉnh 3 đáy thường xuất hiện thêm 1 đỉnh hoặc 1 đáy. Mức giá mục tiêu sau khi Breakout tối thiểu phải bằng chiều cao của chính mô hình.
Mô hình 1-2-3
Khi quyết định mua hoặc bán coin, nhiều trader có xu hướng sử dụng mô hình 1 – 2 – 3 để xác định các điều kiện thị trường.
Mô hình 1-2-3 mua
Hình dáng mô hình này gần tương tự như mô hình 2 đáy. Bạn có thể thấy xu hướng giảm trước đó đã hình thành nên 2 đáy. Tuy vậy điểm khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ đáy sau thường cao hơn đáy trước. Điều cần làm lúc này là bạn cần đợi giá breakout khu vực số 2. Đồng thời bạn cần đặt lệnh mua ngay vì sau đó giá rất có thể tăng mạnh.
Mô hình 1-2-3 bán
Mô hình 1 – 2 – 3 bán rất giống với mô hình 2 đỉnh. Trong đó, 2 đỉnh thường hình thành khi giá tăng. Phần đỉnh sau luôn thấp hơn đỉnh trước. Khi giá breakout khỏi khu vực số 2, bạn hãy đặt lệnh bán coin vì ngay sau đó giá rất có khả năng giảm mạnh.
Tổng kết
Giao dịch tiền điện tử tuy rằng vẫn gây nhiều tranh cãi về tính hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng trước sự lớn mạnh của Bitcoin và nhiều loại tiền mã hóa, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường Cryptocurrency.
Trên đây là toàn bộ những công cụ phân tích kỹ thuật trade coin cơ bản phục vụ cho những ai đang tập sự. Tại thời điểm ban đầu, các bạn nắm chắc những nội dung này để có thể thuần thục trong phân tích kỹ thuật cơ bản phục vụ hệ thống giao dịch đã định sẵn là có thể giao dịch thành công.
Leave A Comment