Trong giới đầu tư , thuật ngữ MACD là một chỉ báo kỹ thuật quen thuộc với bất cứ một trader nào. Chỉ báo MACD là một chỉ báo quan trọng, giúp phản ánh rõ ràng sự biến động của thị trường thông qua đó nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn. Vì thế người nắm được cách sử dụng MACD hiệu quả sẽ có lợi thế hơn trên thị trường cũng như có cơ hội đem về nguồn lợi nhuận tốt thông qua những giao dịch chính xác. Chỉ báo MACD là gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nó nào.

Thế nào là MACD ?

MACD (Moving Average Convergence Divergence) là chỉ báo trong phân tích kỹ thuật giúp xác định đà tăng giảm của tiền điện tử, cổ phiếu,…

Còn được gọi là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Nguồn gốc ra đời đường MACD là từ nhà phát minh Gerald Appel vào năm 1979, đây được coi là một đường chỉ báo kỹ thuật phổ biến và thông dụng trong các lĩnh vực đầu tư.

MACD là một trong những chỉ báo có thể xác định chính xác giá trị mà nó tạo ra thông qua 2 yếu tố chính là hội tụ, phân kỳ. Đồng thời chỉ số này cũng xác định rõ mức độ mạnh – yếu và xu hướng của quá trình thay đổi giá tăng hay giảm.

Các yếu tố cấu tạo nên chỉ báo MACD

Chỉ báo được tạo nên từ 3 thành phần: Đường MACD, đường tín hiệu và biểu đồ MACD

Cấu tạo chỉ báo MACD - thu nhập đầu tư
Cấu tạo chỉ báo MACD – thu nhập đầu tư
  • Đường tín hiệu: Xác định các thay đổi trong động lượng giá và đóng vai trò là yếu tố kích hoạt tín hiệu mua và bán.
  • Đường MACD: Đo khoảng cách giữa hai đường trung bình động.
  • Biểu đồ MACD: Biểu thị sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu.

Cách chỉ báo MACD hoạt động

Cách tính toán các đường

Chỉ số này bao gồm 3 đường trung bình động theo hàm mũ. Khi tính chỉ số MACD, cần xem xét đường MACD và đường tín hiệu. Từ đó có cách tính toán như sau:

  • Đường MACD: EMA 12 ngày – EMA 26 ngày.
  • Đường tín hiệu: EMA 9 ngày của đường MACD.
  • Biểu đồ MACD: Đường MACD – đường tín hiệu.

Nó được hiển thị dưới dạng biểu đồ biểu thị đồ họa về khoảng cách giữa đường MACD và đường tín hiệu.

Như đã giải thích khái niệm về hội tụ và phân kỳ ở trên. Nói về tốc độ của các đường MA thì đường MA12 ngày nhanh hơn và chịu trách nhiệm hầu hết các chuyển động của MACD. Đường MA26 ngày chậm hơn và ít phản ứng hơn với thay đổi giá trong bảo mật cơ bản.

Cách hoạt động

Đường MACD dao động trên và dưới đường zero, còn được gọi là đường trung tâm:

  • Đường chéo trên 0 được coi là tăng, trong khi vượt xuống dưới 0 gọi là giảm. Khi MACD tăng từ dưới 0, nó được coi là tăng. Khi nó giảm từ trên 0 xuống, nó được coi là giảm.
Cách chỉ báo MACD hoạt động - thu nhập đầu tư
Cách chỉ báo MACD hoạt động – thu nhập đầu tư
  • Khi đường nó cắt từ dưới lên trên đường tín hiệu, chỉ báo được coi là tăng. Càng ở dưới đường zero, tín hiệu càng mạnh.
  • Khi đường MACD cắt từ trên xuống dưới đường tín hiệu, chỉ báo được coi là giảm. Càng ở trên đường zero, tín hiệu càng mạnh.
Cách chỉ báo MACD hoạt động - thu nhập đầu tư
Cách chỉ báo MACD hoạt động – thu nhập đầu tư
  • Trong phạm vi giao dịch, chỉ báo sẽ xuất hiện, với đường chạy qua lại trên đường tín hiệu. Nhà phân tích dùng MACD thường tránh giao dịch trong tình huống này hoặc đóng các vị trí để giảm sự biến động trong danh mục đầu tư.

Một số hạn chế cần biết của chỉ số MACD

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng hay cung cấp các thông tin để biết thị trường đang trong tình trạng quá mua quá bán hay không. Tuy nhiên, MACD vẫn sẽ có những hạn chế sau đây:

  • Cung cấp số liệu chủ quan cho các nhà đầu tư. Mỗi nhà đầu tư có thể thực hiện cài đặt các chỉ số liên quan theo sở thích của mình như các chỉ số di động trung bình 12 ngày, 9 ngày hay 26 ngày. Do đó kết quả MACD này sẽ không đồng nhất.
  • Để sử dụng thành thạo chỉ số MACD yêu cầu nhà đầu tư phải nhạy bén với thị trường, biết được khung thời gian nào MACD hoạt động hiệu quả nhất. Đây không phải là điều dễ dàng và cần nhiều trải nghiệm.
  • Các chỉ số MACD dễ bị lagging bởi trễ nhịp giao nhau giữa các đường trung bình nên đưa ra tín hiệu chậm. 
  • Chiến lược phân kỳ động lượng có khả năng báo hiệu sự đổi chiều quá sớm khiến các nhà đầu tư dễ bị thua lỗ nhỏ với các lệnh thử.
  • Đưa ra các tín hiệu nhiễu dẫn đến thua lỗ.

Cách sử dụng MACD tối ưu

MACD là công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả nên được các trader khá ưa chuộng mặt khác nó cũng rất khó sử dụng.Tuy nhiên, sử dụng công cụ này làm sao để mang lại kết quả cao nhất lại phụ thuộc vào tư duy của từng người. Dưới đây là các cách sử dụng MACD tối ưuThu nhập đầu tư muốn chia sẻ với các bạn.

1.Giao dịch khi MACD và đường Signal cắt nhau

Giao dịch khi đường MACD và đường Signal cắt nhau là cách giao dịch cơ bản nhất mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải nắm được. Cụ thể khi thấy dấu hiệu này thì anh em có thể vào lệnh như sau:

MACD và đường Signal cắt nhau - thu nhập đầu tư
MACD và đường Signal cắt nhau – thu nhập đầu tư
  • Khi MACD cắt đường Signal từ trên xuống chứng tỏ thị trường đang có xu hướng giảm điểm, nhà đầu tư nên tiến hành đặt lệnh bán.
  • Ngược lại, khi đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên là dấu hiệu thị trường sẽ tăng điểm trong tương lai, nhà đầu tư nên vào lệnh mua để kiếm lợi nhuận.

2.Giao dịch khi Histogram chuyển từ dương sang âm và ngược lại

Histogram = Đường MACD – Đường Signal

  • Từ công thức này ta thấy khi mà đường Histogram chuyển từ âm sang dương, tức là chuyển từ màu đỏ sang màu xanh, thị trường đang tăng điểm. Khi này nên đặt lệnh mua.
  • Trong trường hợp Histogram chuyển từ dương sang âm (từ màu xanh chuyển sang màu đỏ) -> đặt lệnh bán.

3.Giao dịch khi đường MACD chuyển từ âm sang dương và ngược lại

Các nhà đầu tư cần quan sát đường MACD và trục 0. 

  • Khi mà đường MACD cắt trục 0 từ dưới lên, thị trường có dấu hiệu tăng giá -> đặt lệnh mua.
  • Ngược lại, khi mà đường MACD cắt trục 0 từ trên xuống, thị trường sẽ giảm điểm trong tương lai gần -> bán.

4.Kết hợp nhiều khung thời gian trong giao dịch MACD

D1 sẽ được sử dụng để xác định xu hướng. Tuy nhiên khung thời gian này khá rộng nên các nhà đầu tư cần kết hợp khung nhỏ hơn như H1 hay H4 để tìm điểm vào lệnh.

Bước 1: Dựa vào D1 để xác định xu hướng của thị trường

  • Nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, thì D1 có xu hướng tăng. Chúng ta sẽ vào lệnh Buy trên khung H4.
  • Ngược lại, đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống, thì D1 có xu hướng giảm, điểm vào lệnh Sell sẽ nằm trong khung H4.

Bước 2: Tìm điểm vào lệnh

  • Nếu đường MACD cắt lên đường tín hiệu trên khung H4 thì vào lệnh Buy.
  • Nếu đường MACD cắt xuống đường tín hiệu trên khung H4 thì vào lệnh Sell.

5.Giao dịch khi MACD tại phân kỳ, hồi tụ

Giao dịch MACD phân kỳ, hội tụ
Giao dịch MACD phân kỳ, hội tụ

Với trường hợp này bạn sẽ vào lệnh khi tổng hợp đầy đủ cả 3 yếu tố bao gồm:

  • Tại khung lớn bạn xác định được xu hướng giá đang tăng hay giảm
  • Tại khung nhỏ giá đang tạo ra phân kỳ hoặc hội rụ.
  • Các đường Histogram bắt đầu dịch chuyển từ + sang – và ngược lại.

Tổng kết

 MACD chính là một chỉ báo hữu ích, giúp các nhà đầu tư nhận biết xu hướng thị trường và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. So với các loại chỉ báo khác, đường MACD khó sử dụng hơn nhiều, yêu cầu các nhà đầu tư phải nắm rõ nhiều yếu tố khác nhau. Trên đây là toàn bộ thông tin về chỉ báo MACDThu nhập đầu tư muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ chỉ báo MACD cũng như cách sử dụng chỉ báo này thành công