Đối với dân đầu tư tiền điện tử thì chắc chắn không thể bỏ qua khái niệm blockchain Layer 1. Đặc biệt là những đồng coin Layer 1 đáng đầu tư nhất hiện nay.
Blockchain Layer 1 là kiến thức cơ bản cần phải nắm rõ khi tìm hiểu về tiền điện tử. Đây là thuật ngữ ám chỉ 1 cấp độ căn bản trong mạng lưới công nghệ blockchain. Đồng thời cũng là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong thị trường Crypto. Vậy chính xác Layer 1 Blockchain là gì? Top các đồng coin Layer 1 tốt nhất hiện nay?
Tìm hiểu Blockchain Layer 1 là gì?
Blockchain Layer 1 được biết đến là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của hệ sinh thái blockchain. Nó có thể xử lý và hoàn thiện các giao dịch trên blockchain mà không cần mạng khác. Layer 1 sở hữu mạng cơ sở hoàn chỉnh (Bitcoin, Ethereum, BNB Chain) và cơ sở hạ tầng cơ bản của nó.
Cách đơn giản để xác định các giao thức Layer 1 chính là có đồng coin trên mạng không. Một số ví dụ như Bitcoin, NEAR, Theta, Solana, Cardano, Ethereum, Avalanche, VeChain…. Tất cả đều là giao thức blockchain Layer 1 với token gốc. Đặc biệt phần đông đều có khả năng hỗ trợ hợp đồng thông minh, DApps và token khác.
Trên thị trường hiện có đến hàng trăm blockchain Layer 1 khác nhau được thiết kế đáp ứng mục tiêu riêng. Ví dụ:
- Bitcoin: Thiết kế trở thành 1 loại tiền tệ ngang hàng dùng cho các giao dịch đơn giản. Đồng thời là kho lưu trữ giá trị.
- Ethereum: Blockchain đầu tiên kết hợp tính năng hợp đồng thông minh và Dapps. Ngoài ra sử dụng để tạo token chạy trên mạng của nó.
- Nhiều blockchain Layer 1 ra đời chạy hợp đồng thông minh cạnh tranh với Ethereum. Ví dụ Avalanche, Solana, Cardano….
- Một số blockchain Layer 1 tập trung thanh toán Quốc tế: Ripple, Stellar.
- Một số blockchain Layer 1 tập trung khả năng tương tác: Polkadot và Cosmos.
- Theta: Tập trung cho tương lai truyền phát video.
- VeChain: Tập trung hậu cần chuỗi cung ứng.
Tóm lại các blockchain Layer 1 được thiết kế đa dạng phục vụ cho các nhu cầu khác nhau. Vì vậy tính cạnh tranh trong mỗi lĩnh vực của những blockchain Layer 1 cũng rất khốc liệt.
Bộ 3 vấn đề blockchain Layer 1 là gì?
Bộ 3 vấn đề của blockchain Layer 1 (Trilemma Blockchain) được Vitalik Buterin đặt ra đầu tiên. Ông là người sáng lập Ethereum. Cụ thể bất cứ blockchain nào cũng có 3 mục tiêu: tính phân cấp, khả năng mở rộng và bảo mật.
- Phân cấp: Blockchain không chịu sự quản lý hay kiểm soát từ 1 cơ quan hoặc tổ chức. Thay vào đó, blockchain cần đưa quyền kiểm soát mạng cho các thành viên tham dự.
- Bảo mật: Điều quan trọng hàng đầu đối với blockchain chính là độ bảo mật cao. Độ an toàn tuyệt đối, tránh tình trạng hack hoặc bị các chiếm quyền kiểm soát mạng. Thậm chí phải ngăn được tình trạng thay đổi lịch sử giao dịch.
- Khả năng mở rộng: Blockchain cần có khả năng hỗ trợ số lượng giao dịch lớn. Tất nhiên phải không kéo dài thời gian hoặc tăng phí giao dịch.
Khi phát triển Layer 1 vấn đề đặt ra là chỉ có thể đạt được 2 trong 3 mục tiêu trên. Ví dụ như Ethereum có sự bảo mật tốt, phân cấp cao. Tuy nhiên nó không thể mở rộng quy mô. Cụ thể thời gian xác nhận chậm, giao dịch mỗi giây thấp và phí cao. Trong khi đó chuỗi BNB của Binance thì an toàn, khả năng mở rộng rất cao. Giao dịch nhanh chóng, phí thấp bù lại được tập trung hóa nghiêm ngặt.
Khả năng mở rộng là vấn đề phổ biến và cũng khó giải quyết nhất trong Layer 1. Hiện nay Bitcoin và những blockchain lớn khác cũng đang phải tìm cách xử lý giao dịch khi nhu cầu tăng cao. Đặc biệt Bitcoin đang dùng cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW).
Cơ chế PoW cần rất nhiều tài nguyên tính toán, bù lại đảm bảo tính phi tập trung và bảo mật. Tuy nhiên mạng PoW cũng đang dần chậm lại mỗi khi có khối lượng giao dịch tăng cao. Hậu quả là thời gian xác nhận giao dịch kéo dài kéo theo chi phí đắt đỏ.
Nhiều năm gần đầy các nhà phát triển blockchain bắt đầu nghiên cứu giải pháp tăng khả năng mở rộng. Hiện có nhiều phương thức thử nghiệm đã có kết quả khả quan:
- Tăng kích thước khối để xử lý được nhiều giao dịch hơn trong mỗi khối.
- Đổi cơ chế đồng thuận đang sử dụng. Nhiều blockchain Layer 1 chuyển từ Proof of Work sang Proof of Stake.
- Tiến hành thực hiện sharding – 1 kiểu phân vùng cơ sở dữ liệu.
Những giải pháp mở rộng của các blockchain Layer 1
Như đã chia sẻ Layer 1 blockchain yêu cầu có khả năng phân cấp, mở rộng và bảo mật. Thông qua nhiều phương pháp khác nhau, Layer 1 blockchain có thể cải tiến khả năng mở rộng tốt hơn. Để hiểu rõ hơn sau đây là 2 phương pháp của các blockchain Layer 1 giúp tăng khả năng mở rộng.
Giao thức đồng thuận (Consensus Protocol)
Các cơ chế đồng thuận phổ biến trên blockchain Layer 1 gồm:
- Proof of Work (PoW).
- Proof of Stake (PoS).
- Delegated Proof of Stake (DPoS).
Cơ chế đồng thuận giúp xác nhận, ghi lại những giao dịch vào sổ cái. Từ đó đảm bảo sổ cái không thay đổi và được các thành viên tham gia mạng lưới tin cậy. Hiện nhiều blockchain chọn sử dụng Proof of Work (PoW). Đây là 1 cơ chế đồng thuận chậm và dùng nhiều tài nguyên.
PoW có hỗ trợ đồng thuận và bảo mật phi tập trung thông qua mật mã. Nhưng PoW lại gây trở ngại đến khả năng mở rộng. Do đó một số blockchain Layer 1 khác chuyển sang dùng Proof of Stake (PoS). PoS giúp đạt sự đồng thuận phi tập trung trên mạng chuỗi khối và xác thực giao dịch khối theo cổ phần. Mặc dù tốc độ giao dịch tốt hơn nhưng PoS lại thua về độ bảo mật. Vì vậy cải tiến các Layer 1 mới là điều giúp tăng khả năng mở rộng mà vẫn đảm bảo an ninh.
Sharding
Sharding – phương pháp mở rộng quy mô Layer 1 hiệu quả và phổ biến hướng đến khả năng bảo vệ. Đây là một kỹ thuật được ứng dụng chủ yếu trong phân vùng cơ sở dữ liệu. Thông thường Sharding được áp dụng cho công nghệ sổ cái phân tán trong blockchain.
Vậy Sharding làm gì? Nó giúp chia nhỏ mạng thành tập hợp các khối cơ sở dữ liệu (data base) riêng lẻ gọi là phân đoạn (shard). Mục đích phân chia khối lượng công việc hiệu quả, cải thiện tốc độ giao dịch. Mỗi phân đoạn được giao cho Layer 1 quản lý tập hợp con hoạt động của toàn mạng. Như vậy mỗi phân đoạn sẽ có các giao dịch, node và khối riêng.
Phân biệt blockchain Layer 1 và blockchain Layer 2
Layer 1 hiểu đơn giản là chuỗi chính của blockchain – kiến trúc blockchain ban đầu. Trong khi đó Layer 2 là giao thức hay nền tảng hỗ trợ blockchain ban đầu. Nó là tên gọi cho những giải pháp giải quyết vấn đề mở rộng, tốc độ xử lý, phí… của Layer 1. Vậy hiểu đơn giản Layer 1 là blockchain ban đầu. Layer 2 sinh ra để giải quyết, cải thiện các vấn đề còn thiếu sót của Layer 1.
Hiện nay những giải pháp blockchain Layer 2 chủ yếu dành cho Ethereum. Tuy nhiên lại chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể State Channel, Plasma và Rollups. Trong đó Rollups chia ra 2 loại: Optimistic RollUps, Zk RollUps.
Riêng đối với Bitcoin, Layer 2 được biết đến chính là SegWit và Lightning Network.
- SegWit: Viết tắt của Segregated Witness – bản cập nhật được đề xuất cho Bitcoin. Mục đích sửa chữa các vấn đề nghiêm trọng và mở rộng khả năng xử lý của Bitcoin.
- Lightning Network: Một giao thức lớp thứ 2 hoạt động trên mạng Bitcoin. Giao thức này cho phép các giao dịch ngang hàng diễn ra trong thời gian ngắn. Vì vậy giao dịch cho người dùng nhanh hơn.
Top các đồng coin Layer1 tốt nhất hiện nay
Hiện nay có đến 12 đồng coin Layer 1 được đánh giá tốt nhất. Hãy cùng điểm qua những đồng coin này nhé.
Bitcoin (BTC)
Đồng coin hàng đầu Bitcoin chắc chắn là cái tên đầu tiên trong danh sách. Bởi nó đang thống trị thị trường tiền điện tử dù không có khả năng mở rộng. Tốc độ giao dịch chậm, phí đắt, không thể thi triển hợp đồng thông minh trên mạng lưới. Tuy nhiên Bitcoin vẫn là kho lưu trữ giá trị khi độ khan hiếm càng tăng.
Ethereum (ETH)
Ethereum là blockchain Layer 1 có nền tảng hợp đồng thông minh lớn nhất, thị phần Defi thống trị thị trường. Đặc biệt Ethereum đã chuyển sang PoS nên phí rẻ, giao dịch nhanh hơn. Đồng thời tiết kiệm điện năng – vấn đề mà các blockchain PoW đang đối mặt. Hiện nay Ethereum vẫn được cho là khoản đầu tư rủi ro thấp rất đáng cân nhắc.
ALeo (ALEO)
Aleo là một nền tảng blockchain sử dụng hệ thống phi tập trung và công nghệ ZK. Mục đích cung cấp quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu người dùng web. Dự án cung cấp các công cụ và API cho những nhà phát triển ứng dụng Web3.0. Từ đó để họ xây dựng ứng dụng phi tập trung (Dapp) mang đến trải nghiệm web riêng tư.
Aleo được thiết kế thành 1 blockchain theo hướng riêng tư (private-by-default), mã nguồn mở (open-source). Từ đó giải quyết các vấn đề còn thiếu sót khi sử dụng blockchain. Ngoài ra hỗ trợ người dùng cá nhân hóa duyệt web mà không sợ mất quyền kiểm soát thông tin.
Binance Chain (BNB)
Tên gọi ban đầu là Binance Smart Chain do sàn giao dịch tiền điện tử Binance ra mắt. BNB là token của nó đã sớm đạt mức tăng trưởng cao. Do khả năng hỗ trợ mã thông báo và có dApp mới mà không tốn phí cao như Ethereum. Lợi thế nguồn khách khổng lồ từ Binance giúp BNB Chain thu hút thêm nhà đầu tư.
Algorand (ALGO)
Algorand ra đời để hỗ trợ những giao dịch có quy mô thanh toán tần suất cao. Hiện khoảng 1.000 giao dịch, mỗi giây với 5 giây xác nhận cuối cùng trên blockchain. Do cấu trúc blockchain 2 tầng độc đáo. Lớp đầu hỗ trợ giao dịch cơ bản và smart contract cho mã thông báo mới, hoán đổi nguyên tử. Lớp thứ 2 dành riêng cho các smart contract phức tạp hơn.
Cardano (ADA)
Cardano – 1 trong những blockchain Layer 1 đầu tiên thành công với mô hình bằng chứng cổ phần. Mức độ phân cấp cao, phí gas rẻ, tạo thu nhập thu động từ đồng tiền gốc ADA. Tốc độ giao dịch hơn hẳn Ethereum.
Avalanche (AVAX)
Đây là 1 đồng coin Layer 1 tiềm năng có thể tùy chỉnh xây dựng nhiều token và dApp. AVAX có khả năng mở rộng với phí thấp, tương tác với các chuỗi khác. AVAX có 1 bộ 3 blockchain phục vụ các trường hợp khác nhau:
- C-Chain: Thực hiện giao dịch liên quan đến dApp gốc Ethereum. Hiện C-Chain cũng đang được dùng nhiều nhất trong 3 chuỗi khối.
- X-Chain: Tạo và trao đổi tài sản mới được xây trên chuỗi khối.
- P-Chain: Điều phối trình xác thực của chuỗi khối, tạo các mạng con.
Solana (SOL)
Solana giải quyết vấn đề khả năng mở rộng của Ethereum. Ưu điểm mỗi giây giao dịch từ 1.500 đến 3.500, tối đa là 65.000. Thời gian xác nhận khối 400 mili giây. Phí cho mỗi giao dịch 0,00025 USD.
Polkadot (DOT)
Polkadot do Gavin Wood – 1 trong những người sáng lập Ethereum tạo ra. Polkadot cho phép hợp đồng thông minh chạy độc lập chuỗi chính. Những hợp đồng thông minh của Polkadot có thể chạy trên parachains. Đặc biệt có thể bảo mật bằng token riêng không chỉ bằng DOT.
Elrond (EGLD)
Thành lập 2018 dùng sharding cải thiện khả năng mở rộng và hiệu suất. Mỗi giây xử lý hơn 100.000 giao dịch. Đặc biệt 2 tính năng chính: giao thức đồng thuận Secure Proof of Stake (SPoS) và Adaptive State Sharding.
Harmony (ONE)
Đây là 1 Proof of Stake (EPoS) hiệu quả có hỗ trợ sharding. Mạng chính của Harmony gồm 4 phân đoạn. Mỗi phân đoạn tạo, xác minh song song khối mới. Tốc độ thực hiện riêng tùy phân đoạn. Harmony thu hút người dùng và nhà phát triển bằng chiến lược “Tài chính xuyên chuỗi”.
THORChain (RUNE)
Đây là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) đồng thời blockchain Layer 1 được xây bằng SDK Cosmos. Các giao dịch xác thực bằng cơ chế đồng thuận Tendermint. Mục tiêu của THORChain là cho phép thanh khoản xuyên chuỗi phi tập trung không cần chốt hay bọc tài sản.
IoTeX (IOTX)
IoTeX thành lập từ 2017 tập trung kết hợp blockchain với Internet of Things (IoT). Người dùng được kiểm soát dữ liệu do thiết bị của họ tạo ra. Do đó thông tin cá nhân có giá trị và được đảm bảo an toàn khi quản lý thông qua blockchain. Đồng thời có thể kiếm tài sản kỹ thuật số từ dữ liệu trong thế giới thực (MachineFi).
Mọi thông tin liên quan đến blockchain Layer 1 đều được giải đáp trên đây. Hãy nhớ tìm hiểu kỹ Layer 1 hay các đồng coin Layer 1 trước khi tiến hành đầu tư. Bởi đây là những kiến thức căn bản cần nhớ khi tìm hiểu về tiền điện tử. Hy vọng bạn sẽ nhanh chóng gặt hái kết quả và đầu tư thành công.
Leave A Comment